Chắc hẳn, ai đi mua ống kính máy ảnh cũng đã từng thắc mắc tại sao giá thành lại chênh lệch lớn như vậy. Cho dù các thông số của chúng không có sự khác biệt nhiều, nhưng giá của một sản phẩm có thể cao gấp đôi, gấp 3 lần so với giá của sản phẩm có thông số tương tự. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn dưới đây sẽ giải thích cho bạn những yếu tố quyết định giá thành của một chiếc ống kính máy ảnh.
Ống kính máy ảnh
Chất liệu của thấu kính
Chất liệu được sử dụng để làm thấu kính máy ảnh sẽ đóng góp 1 phần trong giá thành của sản phẩm. Có 2 chất liệu thường được sử dụng để làm thấu kính, đó là nhựa và thủy tinh. Đương nhiên, thấu kính được làm bằng thủy tinh sẽ có giá thành cao hơn là được làm bằng nhựa.
Chất liệu làm vỏ ống
Tương tự như thấu kính, có 2 loại nguyên liệu được dùng làm vỏ của ống kính, đó là kim loại và nhựa. Ống kính có vỏ bằng kim loại sẽ có giá thành cao hơn so với vỏ nhựa. Tùy theo chất liệu kim loại được sử dụng mà những ống kính bằng kim loại sẽ có những mức giá khác nhau.
Cơ chế vòng zoom
Xét về cơ chế của vòng zoom, có 2 cơ chế chủ đạo là zoom không làm thay đổi chiều dài ống (zoom cố định) và zoom làm thay đổi chiều dài ống (zoom kéo dài ống). Mỗi loại lại có một cách chế tạo và độ phức tạp riêng. Vậy nên cơ chế vòng zoom cũng góp 1 phần vào giá thành của ống kính máy ảnh.
Cơ chế lấy nét
Tương tự như cơ chế zoom, cơ chế lấy nét cũng có 2 loại là lấy nét với chiều dài ống cố định (IF) và lấy nét với độ dài ống không cố định (Non IF). Mỗi loại sẽ có một mức giá thành khác nhau.
Tốc độ lấy nét
Tốc độ lấy nét nhanh hay chậm cũng sẽ quyết định giá thành của ống kính. Tốc độ lấy nét nhanh sẽ yêu cầu kĩ thuật sản xuất ống kính cao hơn và kèm theo đó là giá thành cũng sẽ đắt hơn.
Các cụm lấy nét trong ống kính quyết định tốc độ lấy nét
Bạn có thể thấy rõ điều đó ở những ống kính máy ảnh có khẩu độ lớn. Khẩu độ lớn nhưng tốc độ lấy nét nhanh thì giá của nó cũng "nhanh" không kém.
Số lượng thấu kính trong ống kính
Số lượng thấu kính trong ống kính càng nhiều thì giá của ống kính càng đắt và ngược lại.
Số lượng thấu kính cũng tác động tới giá thành của sản phẩm
Nguyên nhân là do nhiều thấu kính thì giá thành của những thấu kính đó sẽ được cộng thêm vào giá thành sản phẩm. Ngoài ra, còn có thêm giá thành của những chức năng như chống viền tím, chống méo, lấy nét chính xác hơn mà ống kính có nhiều thấu kính đem lại.
Khẩu độ
Khẩu độ: độ mở của ống kính cho ánh sáng đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Khẩu độ của ống kính càng lớn thì giá thành của ống kính càng cao.
Thấu kính đuôi
Thấu kính đuôi được mở rộng đồng nghĩa với việc chỉ lấy ảnh ở vung tâm thấu kính, nơi ảnh có chất lượng tốt nhất.
Đó là nguyên nhân mà Nikon và Canon từ bỏ dòng ống kính FD để sử dụng dòng EF. Với những ống kính có thấu kính đuôi, người dùng không phải lo việc bị méo hay có viền tím ở phần rìa ảnh.
Lớp Coat
Mục đích của lớp Coat là chống hiện tượng chói, hiện tượng Halo và tăng khả năng ăn màu của ống kính. Chính vì vậy, lớp Coat tốt góp 1 phần trong việc tạo nên chiếc ống kính tốt và giá cả cũng sẽ "tốt" theo.
Đường kính của ống kính
Đường kính càng lớn thì giá thành càng cao
Ống kính càng to thì lượng ánh sáng càng vào nhiều, những hành động như zoom, khép sâu sẽ giảm được rất nhiều sai số. Vậy nên, ống kính có đường kính càng to thì giá thành càng đắt.
Chống thời tiết
Là khả năng chống mưa và chống tuyết của ống kính máy ảnh. Chúng ta thường thấy những tính năng này ở những ống kính Canon L series. Đây cũng là một yếu tố giúp nhà sản xuất "móc túi" người tiêu dùng.
Cửa điều sáng (aperture)
Cửa điều sáng có 2 loại là cửa sử dụng “lưỡi” phẳng và cửa sử dụng "lưỡi" tròn (circular blade). Ống kính càng có nhiều “lưỡi” thì hình dáng cửa điều sáng càng tròn, chất lượng của ảnh càng mịn và ưa nhìn hơn.
Số lượng “lưỡi” càng lớn thì giá thành của ống kính càng cao.
Khả năng chống rung
Chống rung sẽ làm cho bức ảnh đẹp hơn, tuy nhiên đây cũng là một yếu tố góp phần đội giá thành của ống kính lên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét