Chu dịch với dự đoán học - Thiệu Vĩ Hoa
Chu Dịch là bộ sách kinh điển lâu đời nhất, có uy quyền nhất, nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ của tổ tiên dân tộc Trung Hoa.
Bộ Chu Dịch này nói về lý, tượng, số, chiêm. Về hình thức và phương pháp giống như là tác phẩm chuyên nói về âm dương bát quái, nhưng thực chất là nói về vấn đề cốt lõi nhất, là vận dụng thuyết "một phân làm hai", phương pháp luận vũ trụ quan đối lập thống nhất và phương pháp duy vật biện chứng, nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật, nguyên tắc đối lập thống nhất, đồng thời vận dụng thế giới quan này, vận dụng bát quái để dự đoán các thông tin về tự nhiên, xã hội và thân thể con người.
Lời quẻ (quẻ từ) và lời hào (hào từ) của 64 quẻ trong "Chu Dịch" không những đã ghi chép một cách hệ thống khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân thể và y học, phản ánh được những thông tin tiềm tàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà còn ghi lại phương pháp quý báu về dự đoán thông tin.
Sách được chia làm hai phần:
Phần đầu: Nói về phương pháp dự đoán theo tượng quẻ, bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất và được sắp xếp thành hệ thống cho đến phương pháp gieo quẻ, phương pháp đoán quẻ đều được bàn đến.
Phần hai: chủ yếu nói về phương pháp dự đoán theo "sáu hào". Nó là phương pháp dự đoán thường dùng nhất, cũng là phương pháp dự đoán quan trọng nhất trong bát quái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét