Giờ vàng được định nghĩa là khoảng thời gian sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Khoảng thời gian đó dài lâu thế nào phụ thuộc vào vị trí của bạn trên hành tinh của chúng ta, và thời gian trong năm, tuy nhiên thường sẽ kéo dài khoảng một giờ, diễn ra từ 6h30 - 7h30 và 17 - 18h30 hằng ngày.
Cho dù bạn đang theo đuổi thể loại nhiếp ảnh nào, ánh sáng tự nhiên cũng thường rơi vào hai loại; khắc nghiệt (cứng) và mềm mại. Ánh sáng khắc nghiệt là loại ánh sáng bạn nhìn thấy khi mặt trời lên cao, trong thời gian giữa ngày (ngày không mây).
Trong thời gian đó ánh sáng có cường độ cao nhất và chiếu trực tiếp từ trên cao xuống, bóng đổ được sắc nét và được xác định rõ, nó cũng có thể xuất hiện ở những nơi bạn không muốn, chẳng hạn như trên khuôn mặt của đối tượng. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng flash và gương phản xạ. Nhưng khi đang chụp phong cảnh, bạn sẽ nhìn thấy nhiều hơn những tác dụng không mong muốn trên bầu trời. Đối tượng của bạn được chiếu sáng tốt, nhưng thường chỉ từ một hướng. Ảnh chụp vào buổi trưa màu sắc có thể sẽ không tốt và không mang lại cảm hứng trong việc truyền tải ý tưởng để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo.
Chính vì vậy chụp ảnh khi ánh sáng mặt trời đã giảm và xuống gần với chân trời khi hoàng hôn là một phương pháp tiếp cận tối ưu và tốt cho tất cả các thể loại nhiếp ảnh. Vậy cụ thể khung giờ vàng mang lại những thuận lợi gì cho bạn trong việc chụp ảnh phong cảnh?
Giảm Contrast
Ánh sáng từ giờ vàng hiệu quả làm giảm sự tương phản trong hình ảnh của bạn. Một bức ảnh chụp đường phố với hai tông màu đen và trắng có thể được hưởng lợi từ ánh sáng khắc nghiệt lúc giữa ngày, bởi vì độ tương phản cao hơn và bóng sắc nét sẽ tốt hơn trong việc xác định các đối tượng và môi trường. Tuy nhiên với ảnh phong cảnh, thế giới trở nên sống động khi mặt trời xuống thấp, ánh sáng trở nên mềm mại, nhẹ dịu và khuếch tán nhiều hơn. Bóng đổ trở nên dài hơn và ít được xác định, và các dải tông màu cũng được thay đổi đáng kể.
Ánh sáng chiếu xiên của mặt trời trong giờ vàng khiến hình dạng và kết cấu vật thể được nhấn mạnh, gây hiệu ứng bóng đổ và tạo mảng màu tương phản tự nhiên.
Màu sắc
Các vị trí của mặt trời vào ban ngày tạo ra những nhiệt độ của ánh sáng khác nhau. Khi nói về nhiệt độ trong nhiếp ảnh, người ta muốn đề cập đến màu sắc nhiều hơn thay vì nhiệt. Nhiệt độ trung tính là những gì bạn nhìn thấy trong giữa ngày. Điểm này nên tránh vì nhiệt độ màu trung tính khá nhàm chán và ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ của bức ảnh.
Còn trong giờ vàng, màu sắc có xu hướng bị biển đổi rất nhiều và mang đến cho bạn hiệu quả rõ rệt hơn cho hình ảnh. Trong giờ vàng buổi sáng sau khi mặt trời mọc, nhiệt độ màu sắc mát mẻ hơn, mang đến màu xanh nhạt cho cảnh chụp. Vào buổi tối trước khi hoàng hôn, cảnh chuyển sang màu ấm hơn, mang đến sắc cam ấm áp và màu đỏ.
Giờ vàng tại Bangkok
Một bức ảnh chụp trong giờ vàng có một sự ấm áp tuyệt vời và sẽ là điều không thể nếu chụp vào buổi trưa.
Hiệu ứng Sun flares
Một ưu điểm khác của chụp trong giờ vàng là cơ hội để có được các hiệu ứng Sun flares và đèn nền cho hình ảnh của bạn. Do vị trí của mặt trời trên bầu trời (thấp và gần đường chân trời), bạn hoàn toàn có thể sử dụng như một chủ thể chính hoặc giúp làm nổi bật các đối tượng trong ảnh của bạn.
Sun flares là dễ dàng hơn để nắm bắt trong giờ vàng, và tạo ra một tác động nhiều hơn đáng kể cho hình ảnh
Trên đây là môt vài điểm nổi bật mà khung giờ vàng mang lại, vậy làm sao để có những bức ảnh phong cảnh đẹp khi sử dụng giờ vàng? Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị
Như đã đề cập ở phần trên, bạn sẽ chỉ có 2 giờ mỗi ngày để chụp với điều kiện ánh sáng tốt nhất vì vậy cần hết sức chú ý đến khâu chuẩn bị. Sự sơ suất cũng có thể khiến bạn đánh mất những bức hình đẹp. Hãy dành nhiều thời gian trước thời điểm giờ vàng để chuẩn bị, tìm kiếm trước địa điểm đẹp nhất, các cài đặt cần thiết và cả đồ ăn uống cùng vật dụng cá nhân.
"Giờ vàng" tại Dörflingen, Thụy Sĩ
Cài đặt
Việc cài đặt máy ảnh để chụp ảnh trong buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn sẽ phụ thuộc vào chủ đề mà bạn muốn chụp. Tuy nhiên nhìn chung vì đây là khung giờ mà cảm biến nhận được ít ánh sáng hơn nên bạn cần thiếp lập một khẩu độ lớn hơn.
Bạn cũng có thể cần phải thiếp lập tăng giá trị ISO lên để bù đắp cho lượng ánh sáng thấp. Điều này có thể khiến ảnh bị nhiễu nhưng không cần quá lo ngại, ở khâu hậu kỳ bạn có thể loại bỏ nhiễu qua các phần mềm biên tập ảnh.
Ngoài ra, phụ thuộc vào loại ảnh bạn muốn chụp nếu muốn có một bức ảnh phơi sáng lâu, bạn nên đặt khẩu độ nhỏ hơn và giảm ISO.
Sử dụng một Tripod
Là một nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh, gần như bắt buộc bạn cần sắm cho mình một chân máy. Bởi lẽ bạn sẽ chụp tại một địa điểm cố định cho mỗi bộ ảnh, một tripod sẽ giúp bạn có một bức ảnh sắc nét tránh bị rung máy.
Cân bằng trắng
Cân bằng trắng là một thiết lập trên máy ảnh và đây cũng là yếu tố cần chú ý khi chụp phong cảnh trong giờ vàng. Lời khuyên cho bạn là hãy tắt AWB (cân bằng trắng tự động) vì máy ảnh sẽ cố gắng để trung hòa sự ấm áp của những hình ảnh với thiết lập này. Thay vào đó bạn hãy sử dụng các chế độ Cloudy hoặc Shade trong cân bằng trắng để mang lại hiệu quả cao hơn cho hình ảnh.
Hãy cứ giữ máy!
Bài viết này chúng tôi nói đến giờ vàng nhưng bạn cũng cần biết rằng những điều kỳ diệu không chỉ dừng lại sau khi mặt trời lặn xuống dưới đường chân trời. Sau thời điểm đó sẽ đến khoảnh khắc “Giờ xanh” diễn ra với màu sắc và tông màu thay đổi thậm chí còn nhanh hơn và cũng rất đáng để chờ đón. Tiếp tục điều chỉnh các thiết lập của bạn, và chụp cho đến khi không có ánh sáng để chụp.
Hãy tận hưởng ánh sáng!
Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tối ưu là một trong những điều đơn giản nhất để cải thiện khả năng chụp ảnh của bạn. Hãy tận hưởng ánh sáng – yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh và cho ra đời những bức ảnh vàng! Chúc bạn thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét