Ngôi nhà ở khu Koamicho được xây hai tầng với tổng diện tích khoảng 120m2. Tầng một dành cho các phòng ngủ (hai vợ chồng cùng hai con) và tầng hai là những không gian sinh hoạt chung của gia đình. Ngôi nhà thể hiện sự “tối giản” (minimalism) mà kiến trúc Nhật Bản đã có truyền thống trong lĩnh vực này. Sự tối giản không chỉ nhận thấy ở tính hình thức mà còn ăn sâu vào lối sống người Nhật. Sự sử dụng đồ đạc ít nhất để lại không gian hầu như trống rỗng, không gian mới là phần tử chính ngự trị trong căn nhà. Theo tiếng Nhật thì không gian được gọi là “ma ”(phiên âm theo chữ La tinh) và nước Nhật là nước duy nhất của châu Á nơi mà khái niệm về không gian mang ý nghĩa,“ma ” được hiểu như không gian nối liền, liên tục chứ không phải là phân đoạn hay thêm vào hoặc cộng lại với nhau.
Cũng như Tadao Ando các kiến trúc sư của văn phòng Suppose Design Office thiết kế ngôi nhà không tập trung vào hình thái cũng như vật liệu của kiến trúc truyền thống mà tìm đến ý nghĩa của kiểu không gian này. Họ lập luận vấn đề khi đặt hai câu hỏi trong lúc thiết kế. Thế nào là “trong” và “ngoài”? Thế nào là “không gian ống” và “không gian mở”? Việc đặt câu hỏi ngược lại với bản chất của sự việc là thái độ rất cần thiết của những người làm công tác sáng tạo.
Ngôi nhà dài và hẹp nên để đánh mất đi cảm giác “ống” các kiến trúc sư đưa ra giải pháp “mở” khi sử dụng mặt bằng chuỗi.
Phòng tắm cũng là một không gian thư giãn. Sự sắp đặt của cửa sổ như một bức tranh của ánh sáng, bức tranh thay đổi theo thời gian.
Ngôi nhà nằm tại một khu vực không có cảnh quan đẹp đẽ nên đã hoàn toàn hướng nội. Khi bước vào bên trong ta liên tưởng tới những ngôi nhà ống ở phố cổ Hà Nội với những khoảng sân trong lấy ánh sáng. Mỗi công năng nằm trong một không gian riêng rẽ của mình, chúng được phân cách bởi những khoảnh vườn và bởi những bức tường ngang mở rộng không cửa. Những khoảnh vườn cũng được coi như những công năng thiên nhiên riêng biệt. Các kiến trúc sư thiết kế chúng như những căn phòng của thiên nhiên: “phòng – vườn”. Với cách bố trí cũng như tỷ lệ, chúng mang cùng một lúc hai trạng thái: “trong” và “ngoài”. Trong vì nó nằm trong ngôi nhà khi bị bao bọc tứ phía, ngoài khi so sánh với các công năng khác. Cái giới hạn không rõ ràng giữa trong và ngoài, giữa thiên nhiên và kiến trúc là đặc tính rất riêng của kiến trúc Nhật Bản.
Vì ngôi nhà hẹp và sâu (khoảng 4 x 15m), nên để đánh mất đi cảm giác “ống” các kiến trúc sư đưa ra giải pháp “mở” khi sử dụng mặt bằng chuỗi. Việc chọn đúng tỷ lệ kích thước những ô cửa của những bức tường ngăn đã tạo ra một không gian mở rộng xuyên suốt ngôi nhà nhưng đồng thời vẫn giữ được sự phân định cần thiết giữa các công năng.
Sự tối giản được thể hiện một cách “triệt để” cho cả hình khối cũng như vật liệu cấu tạo nên ngôi nhà. Bêtông là vật liệu duy nhất có mặt cả ở trong lẫn ngoài công trình. Hình thái bên ngoài ngôi nhà không thể hiện một biểu cảm gì, do đó đã tạo nên một đối lập rất mạnh với cảm xúc của không gian bên trong.
Việc chọn đúng tỷ lệ kích thước những ô cửa của những bức tường ngăn đã tạo ra một không gian mở rộng xuyên suốt ngôi nhà nhưng đồng thời vẫn giữ được sự phân định cần thiết giữa các công năng.
Mặt bằng tầng một và tầng hai. Các “phòng – vườn” được lấy hết chiều cao ngôi nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét