Ngôi nhà ở khu Tokoro-gun có tổng diện tích 150m2 và được chia làm hai phần chính riêng biệt. Phần công năng “kín” hai tầng bao gồm garage để xe, bếp, phòng tắm cũng như các phòng ngủ cho hai vợ chồng cùng hai con. Phần công năng “mở” lấy hết chiều cao trần nhà bao gồm các không gian sinh hoạt chung cũng như các phòng làm việc. Ngoài ra phần “mở” này còn nối liền với hàng hiên trông ra phía vườn. Đây là khu vườn nằm ở phía sau nhà chung với ngôi nhà cũ của thân mẫu đôi vợ chồng trẻ. Nó là phong cảnh thiên nhiên hiếm hoi duy nhất của khu vực nên đã trở thành mục tiêu chính cho việc thành lập ý tưởng cấu tạo nên ngôi nhà.
Trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản các tầm nhìn trong không gian luôn được lưu ý, đặc biệt là từ trong ra ngoài. Các không gian nối liền với nhau nhiều khi chỉ cần thông qua những tầm nhìn xuyên suốt. Ngôi nhà hầu như được bịt kín bởi ba phía, chỉ tập trung mở ở mặt sau hướng nam trông ra phía khu vườn. Để thể hiện tầm nhìn quan trọng nhất, phần tử nối trong nhà ra ngoài vườn, các kiến trúc sư đã tổ chức các không gian sinh hoạt chung thông qua mặt bằng chuỗi. Một điểm nhìn phối cảnh được thành lập bởi sự thu nhỏ dần của các ô mở từ các vách ngăn. Chiều cao sàn nhà cũng được lấy giật cấp để tăng thêm hiệu ứng. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trên mặt cắt của ngôi nhà.
Ngôi nhà nằm sát lề đường nên mặt tiền được đóng kín để tránh đi tiếng ồn.
Khu vườn phía sau là phong cảnh thiên nhiên hiếm hoi duy nhất của khu vực nên đã trở thành mục tiêu chính cho việc thành lập ý tưởng cấu tạo nên ngôi nhà.
Hàng hiên là không gian trung gian nối liền trong nhà và ngoài vườn.
Tính truyền thống cũng được hiểu khi sử dụng các vật liệu bản địa cũng như tái tạo lại các phần tử kiến trúc đặc trưng. Ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ theo một kết cấu rất đơn giản. Các ô mở của các tường ngăn có thể được khép kín bởi những tấm rèm trắng mờ. Chúng làm cho ta liên tưởng tới những bức cửa trượt truyền thống bằng giấy của Nhật (shôji ). Chúng không những tạo ra sự linh hoạt khi mở rộng hay thu nhỏ không gian mà còn mang đến những âm hưởng khác nhau trong nhà khi ánh sáng truyền qua. Mối liên hệ không thể tách rời giữa thời gian và không gian cũng là đặc tính rất riêng của kiến trúc Nhật Bản.
Hơn nữa với sự tổ hợp của những tấm rèm theo từng lớp như đã tạo ra một sự dàn cảnh trong một vở kịch mà hình ảnh phông nền chính là hình ảnh thiên nhiên của khu vườn phía sau. Hình ảnh này được thay đổi cùng với thời gian trong ngày và diễn viên của vở kịch chính là những thành viên của gia đình. Vở kịch của một cuộc sống đời thường.
Cũng như ngôi nhà ở khu Koamicho, ngôi nhà này cũng mang một tính cách tối giản. Sự tối giản không chỉ theo việc thể hiện hình thức mà cũng được hiểu khi ý tưởng của đồ án được thể hiện một cách rõ ràng và minh bạch nhất.
Sự thành công nhất của ngôi nhà là việc hiện đại hoá vật liệu cũng như các phần tử kiến trúc truyền thống để mang đến một hình thái mới hoàn toàn hiện đại, trong khi đó vẫn luôn bảo tồn được cái “hồn” của không gian Nhật Bản.
Sự tổ hợp của những tấm rèm theo từng lớp như đã tạo ra một sự dàn cảnh trong một vở kịch, vở kịch của một cuộc sống đời thường. Tuy vật liệu cũng như các phần tử kiến trúc truyền thống được hiện đại hoá, nhưng cái “hồn” của không gian Nhật Bản vẫn luôn được bảo tồn.
Ngôi nhà được chia làm hai phần chính riêng biệt. Phần công năng “kín” và phần công năng “mở”.
Điểm nhìn phối cảnh duy nhất trong nhà hướng ra ngoài vườn được thể hiện theo mặt bằng chuỗi. Những tấm rèm trắng mờ không những tạo ra sự linh hoạt khi mở rộng hay thu nhỏ không gian mà còn mang đến những âm hưởng khác nhau trong nhà khi ánh sáng truyền qua.
Tầm nhìn quan trọng nhất từ trong nhà ra ngoài vườn được khai thác ở mọi không gian.
Mô hình miêu tả các mặt đứng của ngôi nhà.
Mặt cắt và các mặt bằng của ngôi nhà. Các ô mở ở các bức tường cũng như các bản sàn được lấy giật cấp để làm rõ nét điểm nhìn phối cảnh. Trục giao thông của phần công năng “kín” cũng được đặt thẳng hàng theo điểm nhìn này để tăng thêm hiệu ứng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét